Đòn bẩy tài chính và cấu trúc vốn

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Đòn bẩy tài chính và cấu trúc vốn

Ngày đăng: 27/05/2024 04:19 PM

    Đòn bẩy tài chính là gì và cấu trúc vốn như thế nào để tối đa hoá lợi ích cho doanh nghiệp, cho các cổ đông?
    Đòn bẩy tài chính là tỷ số giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện cơ cấu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường sử dụng nợ vay, một mặt là nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh, một mặt nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên mộ cổ phần (EPS)

    Chưa kể, khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế TNDN phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận.

     

    Có 2 chỉ tiêu cần phân tích khi sử dụng vốn vay để các nhà quản trị đưa ra quyết định có cần vay và vay thêm để đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

    1. Tỷ suất sinh lời của tiền vay = Lợi nhuận sau thuế/ tiền vay bình quân.Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tiền vay phục vụ cho HĐKD thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt và đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
      Để xác định lợi nhuận sau thuế trong trường hợp này DN cần lập báo cáo kết quả kinh doanh dự phòng, xác định doanh thu và lợi nhuận dự kiến khi quyết định vay nợ đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

    2. Hiệu quả sử dụng lãi vay = (LN kế toán trước thuế + chị phí lãi vay)/ chi phí lãi vay
    Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt, đó cũng là sự hấp dẫn của các tổ chức tín dụng khi quyết định cho vay.

    • Lưu ý:

    Trong tình trạng kinh tế tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận so với vốn (ROE) cao hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp nên vay để đầu tư mở rộng góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
    Ngược lại trong tình trạng kinh tế không thuận lợi, tỷ suất sinh thấp (nhỏ hơn lãi suất vay vốn) thì khi vay nợ sẽ làm cho lợi nhuận càng giảm mạnh do phải gánh thêm chi phí lãi vay.
    Bên cạnh đó cũng cần xem xét tỷ suất lợi nhuận so với tài sản (ROA), khi ROA thấp hoặc biến động mạnh thì doanh nghiệp cần ưu tiên tài trợ nguồn vốn chủ sở hữu để nâng cao khả năng thanh toán, góp phần ổn định hoạt động tài chính.
    Khi ROA tăng cao và ổn định thì doanh nghiệp có thể vay nợ, giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh.