Thuế đối với dịch vụ ăn uống F&B

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Thuế đối với dịch vụ ăn uống F&B

Ngày đăng: 12/08/2024 06:08 PM

    Ngành dịch vụ ăn uống F&B là gì?

    Ngành nhà hàng và F&B (Food & Beverage) tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng không ngừng về số lượng nhà hàng, quán ăn và các dịch vụ ẩm thực. Tuy nhiên, với sự phát triển đó, các doanh nghiệp trong ngành này cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến việc tuân thủ các quy định thuế. 

    Năm 2024 đánh dấu sự tăng trưởng với xu hướng F&B, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần phải nắm bắt kịp thời để tránh những rủi ro không đáng có. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những lưu ý quan trọng về thuế cho các chủ nhà hàng trong năm 2024, từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đến các ưu đãi thuế mà doanh nghiệp có thể tận dụng.

    Các loại thuế phải nộp đối với ngành dịch vụ ăn uống

    Nếu hộ gia đình đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
    Nếu đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

    Thuế môn bài

    Đối với doanh nghiệp (tổ chức kinh doanh):

    Vốn điều lệ
    Mức thuế môn bài
    > 10 tỷ đồng
    3.000.000đ/năm
    < 10 tỷ đồng
    2.000.000đ/năm
    Chi nhánh, VPDD, địa điểm kinh doanh
    1.000.000đ/năm


    Đối với cá nhân, hộ kinh doanh:

    Vốn điều lệ Mức đóng
    > 500 triệu đồng 1.000.000đ/năm
    300 triệu - 500 triệu đồng 500.000đ/năm
    100 triệu - 300 triệu đồng 300.000đ/năm


    Trường hợp miễn thuế môn bài:

    • Các cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống được miễn thuế môn bài.
    • Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài trong 3 năm đầu kể từ ngày thành lập.
    • Các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức nhân đạo không có hoạt động kinh doanh cũng được miễn thuế môn bài.

    Thuế giá trị gia tăng (VAT)

    Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu, áp dụng trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

    Đối với cá thể, hộ kinh doanh:

    Số thuế GTGT phải nộp    =    Doanh thu tính thuế GTGT    x    Tỷ lệ % thuế GTGT


    Trong đó: tỷ lệ % thuế GTGT là 3%

    Doanh thu tính thuế: 

    • Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cụ thể về cách tính thuế TNCN và Thuế GTGT theo phương pháp khoán như sau:
    • Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
    • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Tức là nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế thì:

    Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.

    • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    Đối với doanh nghiệp (tổ chức kinh doanh):

    Theo quy định, thuế suất VAT thông thường áp dụng cho hầu hết các hàng hóa và dịch vụ là 10%. Đối với ngành dịch vụ F&B, bao gồm nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và các dịch vụ ăn uống khác, mức thuế suất này cũng được áp dụng.

    Trong năm 2024, đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống F&B tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mức thuế suất VAT được gia hạn giảm thuế suất VAT xuống còn 8% 

    Một số hàng hóa, dịch vụ trong ngành F&B có thể được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%,5% tuỳ theo từng loại hàng, sản phẩm khác nhau. Doanh nghiệp cần xác định rõ từng loại sản phẩm, dịch vụ để áp dụng đúng mức thuế suất

    >>> XEM THÊM: 

    Danh mục hàng hoá áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%

    Danh mục hàng hoá áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%

    Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

    Người nộp thuế - chủ doanh nghiệp F&B phải nộp thuế TNCN. Đây là loại thuế bắt buộc phải thu theo quy định đối với các chủ thể kinh doanh nhà hàng, quán ăn, cà phê,...Chủ kinh doanh cần phải trích nộp một khoản tiền lương hoặc một khoản thu nhập khác để đóng loại thuế này.

    Thuế TNCN (chủ kinh doanh nộp) = Doanh thu tính thuế TNCN  x  Tỷ lệ thuế TNCN


    Theo đó:  - Tỷ lệ thuế TNCN = 1,5%

    ► Như vậy, đối với mô hình cá thể, hộ kinh doanh F&B sẽ phải chi trả 2 loại thuế: TNCN và VAT

    Thuế thu nhập doanh nghiệp 

    Tổ chức tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ nhà hàng  đồ uống có thu nhập chịu thuế mà không được miễn thuế, sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (“TNDN”) được tính như sau: 

    Số thuế phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất 


    Trong đó: 

    Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + lỗ luỹ kế được kế chuyển) 

    Thu nhập tính thuế = (doanh thu chịu thuế - chi phí được trừ) + Thu nhập chịu thuế 

    Thuế suất: 

    Hiện tại, mức thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống là 20%.  

    Kết luận:

    Năm 2024 mang đến nhiều thay đổi và thách thức mới cho các doanh nghiệp trong ngành nhà hàng và F&B, đặc biệt là về các quy định thuế. Để đảm bảo sự phát triển bền vững và tuân thủ pháp luật, các chủ nhà hàng cần nắm vững và cập nhật liên tục các thông tin về thuế. Việc tận dụng các ưu đãi thuế, quản lý chi phí hiệu quả, và tránh các sai sót trong khai báo thuế sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.


    Nếu bạn đang điều hành một nhà hàng và cần hỗ trợ về các vấn đề liên quan đến thuế, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và kịp thời nhất.