Truy thu thuế trong ngành F&B: Những điều chủ kinh doanh cần nắm rõ

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Truy thu thuế trong ngành F&B: Những điều chủ kinh doanh cần nắm rõ

Ngày đăng: 14/08/2024 05:39 PM

    Truy thu thuế ngành F&B

    Trong lĩnh vực kinh doanh F&B (Food and Beverage), việc tuân thủ quy định về thuế không chỉ giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi những rủi ro pháp lý mà còn tạo niềm tin với đối tác và khách hàng. Một trong những vấn đề quan trọng mà các chủ kinh doanh F&B cần nắm rõ là khái niệm "truy thu thuế". Đây là một trong những hình thức kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến việc kê khai và nộp thuế, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt.

    Truy thu thuế là gì?

    Truy thu thuế là quá trình mà cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp hoặc cá nhân phải nộp lại số tiền thuế mà họ đã không đóng, hoặc đóng thiếu trước đó.

    Trong tiếng Anh, thuế bị truy thu được gọi là "Back Taxes," có nghĩa là các khoản thuế chưa được nộp trong các năm tài chính trước đó. Điều này có thể xảy ra khi doanh nghiệp không kê khai đầy đủ thu nhập, bỏ sót các khoản thuế phải nộp, hoặc thậm chí là cố tình trốn thuế. 

    Các nguyên nhân dẫn đến việc truy thu thuế bao gồm cố ý hoặc vô ý như sau:

    • Kê khai thu nhập không chính xác
    • Chậm trễ trong việc nộp thuế
    • Thiếu kiến thức về quy định thuế

    Tại sao ngành F&B là đối tượng quan tâm của cơ quan thuế

    Ngành F&B là một trong những lĩnh vực kinh doanh có mức độ giao dịch cao và thường xuyên, từ việc mua bán nguyên liệu, sản phẩm đến cung cấp dịch vụ ăn uống. Điều này dẫn đến việc quản lý thuế trở nên phức tạp và dễ xảy ra sai sót. Cơ quan thuế thường tập trung vào ngành F&B do:

    Khối lượng giao dịch lớn: Các nhà hàng, quán ăn, và dịch vụ ăn uống thường có lượng khách hàng và giao dịch mỗi ngày rất cao, dẫn đến việc quản lý và kê khai thuế trở nên phức tạp.

    Sử dụng tiền mặt phổ biến: Việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn phổ biến trong ngành F&B, làm tăng nguy cơ không kê khai đầy đủ doanh thu.

    Hàng tồn kho đa dạng: Ngành F&B thường xuyên nhập khẩu và lưu trữ một lượng lớn hàng hóa, nguyên liệu. Điều này yêu cầu quản lý chính xác về hàng tồn kho để tránh truy thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

    Quy trình truy thu thuế của cơ quan thuế

    Khi cơ quan thuế phát hiện ra các sai phạm, họ sẽ tiến hành một quy trình kiểm tra và xác định số tiền thuế cần truy thu. Quy trình này bao gồm các bước từ kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với các quy định hiện hành, đến việc ra quyết định truy thu và thông báo cho doanh nghiệp.

    Các mức phạt khi truy thu:

    Phạt trốn thuế:

    Phạt chậm nộp tiền thuế: 

    Phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế:

    Phạt từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với các hành vi sau:

    + Không cung cấp số liệu, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

    + Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyết định niêm phong hồ sơ tài liệu, két quỹ, kho hàng hóa, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng

    + Tự ý tháo bỏ, thay đổi dấu hiệu niêm phong do cơ quan có thẩm quyền đã tạo lập hợp pháp

    Các loại thuế thường bị truy thu trong ngành F&B

    Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

    Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp dựa trên lợi nhuận mà họ kiếm được từ hoạt động kinh doanh. 

    Trong ngành F&B, các tình huống thường dẫn đến việc truy thu thuế TNDN bao gồm việc không kê khai đầy đủ doanh thu, ghi nhận chi phí không chính xác, hoặc lợi dụng các quy định về miễn giảm thuế một cách sai lệch. 

    Ví dụ, một nhà hàng có thể khai thấp doanh thu hoặc không ghi nhận đủ số lượng hàng bán ra để giảm thu nhập chịu thuế.
    Cách phòng tránh: Để tránh bị truy thu thuế TNDN, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo kê khai thu nhập và chi phí một cách chính xác, minh bạch. Sử dụng phần mềm kế toán hiện đại và có hệ thống kiểm toán nội bộ chặt chẽ là những biện pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp tránh rủi ro này.

    >>> XEM THÊM: Hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế TNDN

    Truy thu thuế cá nhân (TNCN)

    Định nghĩa và đối tượng áp dụng: Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế áp dụng lên thu nhập của các cá nhân từ các nguồn khác nhau như lương, thu nhập từ đầu tư, kinh doanh, và các khoản thu nhập khác. Đây là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp cho ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ theo quy định.

    Đối với chủ doanh nghiệp trong ngành F&B, thu nhập từ hoạt động kinh doanh cá nhân cũng thuộc diện chịu thuế. Có thể tính theo công thức sau:

    Thuế giá trị thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân (Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân là 1,5%).

    Khó khăn: Việc tính thuế TNCN đòi hỏi sự chính xác trong việc kê khai tổng thu nhập và các khoản giảm trừ. Một số lỗi phổ biến có thể dẫn đến truy thu thuế TNCN bao gồm việc không kê khai đầy đủ các nguồn thu nhập, hoặc kê khai không chính xác các khoản chi phí được trừ.

    >>> XEM THÊM: Hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN online

    Truy thu thuế giá trị gia tăng (GTGT)

    Đặc điểm của thuế GTGT trong ngành F&B: Thuế GTGT là thuế áp dụng lên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đối với ngành F&B, thuế GTGT áp dụng lên các mặt hàng thực phẩm, đồ uống và dịch vụ ăn uống.

    Tính theo công thức sau: 

    Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ % GTGT ( tỷ lệ % GTGT 3% )

    Việc quản lý hàng tồn kho trong ngành F&B có thể gặp nhiều thách thức, đặc biệt là khi doanh nghiệp không ghi nhận đầy đủ và chính xác số lượng hàng tồn kho. Khi cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện sự thiếu hụt hoặc không nhất quán trong quản lý hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể bị truy thu thuế GTGT.

    Truy thu thuế thương mại điện tử

    Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, nhiều doanh nghiệp F&B đã mở rộng kinh doanh trực tuyến qua các nền tảng như website, shopee, grab…, và các trang mạng xã hội. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh lớn nhưng cũng đi kèm với các thách thức về quản lý thuế.

    Cơ quan thuế đã ban hành các quy định rõ ràng về việc kê khai và nộp thuế từ hoạt động thương mại điện tử. Nếu doanh nghiệp không tuân thủ, có thể bị truy thu thuế với các khoản phạt nặng. Đặc biệt, việc không kê khai doanh thu từ bán hàng online hoặc kê khai không đầy đủ đều có thể dẫn đến truy thu thuế GTGT và TNDN.

    Cách xử lý khi bị truy thu thuế

    Quy trình làm việc với cơ quan thuế

    Khi bị truy thu thuế, điều quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan thuế. Quy trình thường bao gồm việc cung cấp các tài liệu, chứng từ liên quan để chứng minh tính hợp lệ của các khai báo thuế trước đó. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm rõ các bước sau:

    Làm việc với kế toán hoặc chuyên viên dịch vụ: Doanh nghiệp cần làm việc lại với kế toán của doanh nghiệp hoặc có thể tìm kiếm các đơn vị dịch vụ có chuyên môn kinh nghiệm làm việc và giải trình với thuế

    Chuẩn bị hồ sơ: Tập hợp đầy đủ các chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính có liên quan đến các năm bị truy thu mà cơ quan thuế yêu cầu

    >>> XEM THÊM: Bán hàng online bị truy thu thuế và cách xử lý

    Những lưu ý cho chủ kinh doanh F&B để tránh bị truy thu thuế

    Để tránh bị truy thu thuế, các chủ doanh nghiệp cần đảm bảo kê khai thuế chính xác và đúng hạn, tư vấn với các chuyên gia thuế, và theo dõi sát sao các thay đổi trong luật thuế. Việc lưu giữ và quản lý hóa đơn, chứng từ một cách hợp lý cũng là điều quan trọng.

    Kết luận

    Hiểu rõ về truy thu thuế và cách phòng tránh là một phần quan trọng trong việc điều hành một doanh nghiệp F&B thành công. Bằng cách tuân thủ luật pháp và tư vấn với các chuyên gia thuế, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và tập trung vào phát triển kinh doanh.
     


    Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0943 313 344 hoặc gửi câu hỏi qua mail: cskh@linhsan.vn để được hỗ trợ