Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là gì?

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là gì?

Ngày đăng: 24/07/2024 10:35 AM

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

    Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment) được hiểu là doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài không phân biệt tỷ lệ góp vốn bao gồm:
    + Doanh nghiệp có 100% vốn từ nước ngoài 
    + Doanh nghiệp có cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài, thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp)
    + Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
    + Đầu tư theo hợp đồng BCC

    Đặc điểm chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    ♦ Là hình thức đầu tư mang tính ổn định, tính vững bền và tính tổ chức.

    ♦ Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư  nước ngoài chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

    ♦ Các nhà đầu tư vốn nước ngoài có quyền sở hữu 1 phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.

    ♦ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

    ♦ Trong đó, thành lập theo các dạng hình thức doanh nghiệp:

    • Công ty TNHH 1 thành viên
    • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
    • Công ty cổ phần
    • Công ty hợp danh

    Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau:

    Cách 1: Góp vốn ngay từ khi thành lập 

    Với cách này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam. Khi đó, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn theo tỉ lệ giao động từ 1% - 100% tùy theo lĩnh vực hoạt động của công ty. 

    Đáp ứng các điều kiện sau:

    ♦ Chỉ được phép tham gia một số ngành, nghề được nhà nước cho phép đầu tư và không được tham gia những ngành, nghề bị cấm

    ♦ Để chuẩn bị cho việc thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài cần có: dự án đầu tư; làm thủ tục xin cấp (điều chỉnh) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

    Thủ tục như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư  

    Chi tiết hồ sơ gồm:

    Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
    Tài liệu chứng minh tư các pháp lý: 
    Bản sao giấy chứng nhận thành lập đối với tổ chức
    Bản sao CCCD/Hộ chiếu đối với cá nhân
    Đề xuất dự án đầu tư 
    Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
    Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất đối với tổ chức
    Giấy tờ xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc sổ tiết kiệm đối với cá nhân
    Hợp đồng thuê nhà
    Đề xuất nhu cầu sử dụng đất
    Giải trình về việc sử dụng công nghê
    Hợp đồng BCC (nếu có)

    Nộp hồ sơ, nhà đầu tư cần:

    ♦ Kê khai thông tin dự án trực tuyến:
    -    Nhà đầu tư cần nhập thông tin về dự án 
    -    Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan sẽ cấp tài khoản truy cập hệ thống để thep dõi hồ sơ

    ♦Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền hoặc tại ban quản lý các khu công nghiệp nơi công ty đặt trụ sở chính tùy theo từng trường hợp

    Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

    Thời gian xử lý từ 20 – 35 ngày tùy theo từng dự án

    Bước 3: Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

    Bộ hồ sơ bao gồm:

    Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    Điều lệ công ty có vốn nước ngoài
    Danh sách thành viên/cổ đông
    Bản sao công chứng hộ chiếu của các thành viên góp vốn, cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật
    Thời gian xử lý khoảng 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

    Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
    Ngay khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhà đầu tư cần thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia bao gồm: 

    ♦ Thông tin về ngành, nghề kinh doanh 
    ♦ Danh sách cổ đông

    Bước 5: Khắc con dấu công ty 

    Bước 6: Xin giấy phép con hoặc giấy phép đủ điều kiện hoạt động

    Bước 7: Mở tài khoản giao dịch

    Bước 8: Thực hiện các thủ tục khác sau khi thành lập công ty

    Cách 2: Góp vốn vào công ty Việt Nam

    Theo đó, nhà đầu tư có thể góp vốn/mua cổ phần của công ty Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp. Sau khi góp vốn với tỉ lệ từ 1% - 100% và hoàn tất thủ tục, công ty Việt Nam sẽ chuyển thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài

    Điều kiện góp vốn:

    ♦ Đảm bảo điều kiện về tiếp cận thị trường (Khoản 3 Điều 9 Bộ Luật đầu tư 2020)

    ♦ Đảm bảo an ninh, quốc phòng

    ♦ Tuân thủ quy định về đất đai, đảo, xã phường, biên giới, ven biển 

    Thủ tục như sau: 

    Bước 1: Thành lập công ty 100% vốn góp Việt Nam

    Hồ sơ bao gồm:

    Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
    Điều lệ công ty
    Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2TV trở lên)
    Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần)

    >>> XEM CHI TIẾT: Cập nhật đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp

    Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ góp vốn/mua cổ phần

    Thông tin chi tiết về doanh nghiệp mà nhà đầu tư dự định góp vốn/mua cổ phần
    Nêu rõ tỉ lệ góp vốn sau khi thực hiện góp vốn/mua cổ phần
    Giấy tờ pháp lý đối với cá nhân 
    Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức 
    Văn bản thoạ thuận về việc góp vốn/mua cổ phần 
    Văn bản kê khai (kèm bản sao) GCN quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận góp vốn/mua cổ phần 

    Bước 3: Nộp hồ sơ 

    Thời gian xử lý trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phát hành Thông báo xác nhận việc thỏa mãn các điều kiện cần thiết để thực hiện góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp vào công ty tại Việt Nam.

    Bước 4: Thực hiện góp vốn/mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam

    Với trường hợp góp vốn > 51% tỉ lệ góp vốn thì công ty Việt Nam sẽ mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để nhà đầu tư chuyển vốn góp thông qua tài khoản này
    Đồng thời, thành viên/cổ đông thực hiện chuyển nhượng vốn cần kê khai và nộp thuế TNCN và TNDN 

    Bước 5: Thay đổi giấy chứng nhận doanh nghiệp 

    Do có thay đổi người góp vốn nên doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục cần thiết để thay đổi đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
    ♦ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
    ♦ Quyết định về việc thay đổi của công ty (nếu có);
    ♦ Biên bản cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông hoặc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn về các nội dung liên quan đến thay đổi (nếu có);
    ♦ Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
    ♦ Danh sách thành viên góp vốn/Danh sách cổ đông là người nước ngoài;
    ♦ Bản sao công chứng hộ chiếu/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư.

    Bước 6: Cấp Giấy phép con hoặc Giấy phép đủ điều kiện hoạt động

    >>> XEM THÊM: Những nghành nghề kinh doanh cần có giấy phép con


    THAM KHẢO:  FDI Company establishment services