Trình tự thủ tục thanh lý tài sản trước khi giải thể

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Trình tự thủ tục thanh lý tài sản trước khi giải thể

Ngày đăng: 25/06/2024 10:13 AM

    Thủ tục, ttrình tự thanh lý tài sản trước khi giải thể

    Một trong những quy định quan trọng trong quá trình giải thể doanh nghiệp là việc thanh lý tài sản.  Việc này không chỉ đảm bảo rằng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp được giải quyết mà còn bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan như cổ đông, chủ nợ và nhân viên. Cùng Linh San giải đáp thắc mắc về thanh lý tài sản và những quy trình cụ thể dưới đây:

    Văn bản pháp lý liên quan đến thanh lý tài sản

    Thanh lý tài sản trước khi giải thể là quá trình bán hoặc phân chia tài sản của doanh nghiệp nhằm trả nợ và phân chia tài sản còn lại cho các cổ đông trước khi doanh nghiệp chính thức giải thể. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo tất cả các nghĩa vụ tài chính được giải quyết, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan như cổ đông, chủ nợ và nhân viên.

    Quy định giải thể tại Khoản 2 Khoản 6 Điều 208 Luật Doanh Nghiệp 2020:
    Điều 208. Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

    2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

    6. Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;

    Theo đó, sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ thuế, phần còn lại sẽ chia cho chủ tư nhân, các thành viên, cổ động hoặc chủ sở hữu theo tỉ lệ vốn góp, cổ phần 

    Quy trình thanh lý tài sản trước khi giải thể

    Theo số liệu thống kê, số lượng doanh nghiệp phải giải thể đang có xu hướng gia tăng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ sức chống chọi với những biến động của thị trường và sự khắc nghiệt của cạnh tranh đã buộc phải đưa ra quyết định ngừng hoạt động và phải thanh lý tài sản của doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Nhưng chưa hẳn các doanh nghiệp nào cũng biết cách xử lý việc thanh lý tài sản theo đúng quy trình.

    Với các trường hợp doanh nghiệp có vốn góp nhà nước hay 100% vốn góp nhà nước thì việc thanh lý tài sản cần phải được phê duyệt bởi cơ quan quản lý cấp trên.

    Quy trình thanh lý tài sản như sau:

    Quy trình thanh lý tài sản

    Bước 1: Lập Danh Sách Tài Sản

    Đầu tiên, doanh nghiệp cần lập danh sách chi tiết tất cả các tài sản hiện có. Bao gồm:

    • Tài sản cố định (máy móc, thiết bị, bất động sản)
    • Tài sản lưu động (hàng tồn kho, nguyên vật liệu)
    • Tài sản vô hình (thương hiệu, bản quyền)

    Bước 2: Định Giá Tài Sản

    Sau khi lập danh sách, cần định giá các tài sản này. Có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia thẩm định giá để đảm bảo tính khách quan và chính xác.

    Bước 3: Lựa Chọn Phương Thức Thanh Lý

    Có nhiều phương thức thanh lý tài sản mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:

    • Bán đấu giá
    • Bán trực tiếp cho các doanh nghiệp khác
    • Chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức

    Bước 4: Thực Hiện Thanh Lý

    Thực hiện thanh lý tài sản theo phương thức đã chọn. Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và ghi nhận đầy đủ các giao dịch.

    Bước 5: Báo Cáo và Hoàn Tất Thủ Tục

    Cuối cùng, lập báo cáo chi tiết về quá trình thanh lý tài sản và hoàn tất các thủ tục liên quan. Nộp báo cáo này cho các cơ quan chức năng theo quy định.

    Hồ sơ cần thiết khi thanh lý tài sản trước khi giải thể

    a) Hồ Sơ Nội Bộ

    • Quyết định giải thể doanh nghiệp: Quyết định của Hội đồng quản trị hoặc chủ sở hữu về việc giải thể doanh nghiệp.
    • Danh sách tài sản cần thanh lý: Chi tiết tất cả các tài sản, bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản vô hình.
    • Biên bản kiểm kê tài sản: Biên bản kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, ghi rõ số lượng, tình trạng và giá trị tài sản.
    • Báo cáo định giá tài sản: Báo cáo của đơn vị thẩm định giá hoặc các chuyên gia thẩm định về giá trị của các tài sản cần thanh lý.
    • Kế hoạch thanh lý tài sản: Phương án và kế hoạch chi tiết về việc thanh lý tài sản, bao gồm phương thức thanh lý và thời gian thực hiện.

    b) Hồ Sơ Pháp Lý

    • Hợp đồng mua bán tài sản: Các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản giữa doanh nghiệp và bên mua.
    • Biên bản thanh lý hợp đồng: Biên bản xác nhận việc thanh lý tài sản đã hoàn thành theo hợp đồng.
    • Hóa đơn, chứng từ thanh toán: Hóa đơn và chứng từ liên quan đến các giao dịch mua bán tài sản.
    • Báo cáo thuế: Báo cáo về thuế liên quan đến việc thanh lý tài sản, bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.


    XEM THÊM:

    Dịch vụ giải thể doanh nghiệp | Đơn giản mọi thủ tục pháp lý