Chi tiết hồ sơ thủ tục thay đổi địa chỉ doanh nghiệp khác quận 2024

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Chi tiết hồ sơ thủ tục thay đổi địa chỉ doanh nghiệp khác quận 2024

Ngày đăng: 19/06/2024 04:34 PM

    Khi doanh nghiệp cần chuyển địa điểm kinh doanh sang một quận khác, việc thay đổi Giấy Phép Kinh Doanh (GPKD) là một trong những thủ tục quan trọng và không thể bỏ qua. Trong bài viết này, Linh San sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về hồ sơ và các bước thủ tục cần thiết để doanh nghiệp thực hiện việc thay đổi GPKD một cách suôn sẻ và nhanh chóng.

    1. Quy định pháp lý về thay đổi địa chỉ doanh nghiệp.

    • Khoản 2 Điều 36 Luật quản lý thuế 2019:  khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế phải thông báo cho cơ quan quản lý trực tiếp trong vòng 10 ngày
    • Điều 47 Chương IV Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021: về hồ sơ và thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
    • Thông tư 105/2020/TT-BTC về thời gian và địa điểm nộp hồ sơ thay đổi thông tin

    Như vậy, để thay đổi địa chỉ công ty khác quận cần thực hiện bao gồm 3 bước:
    Bước 1: Thực hiện thủ tục chốt thuế tại Cơ quan thuế 
    Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin tại Bộ phận Một cửa thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh 
    Bước 3: Nộp thông báo lên cơ quan thuế mới

    2. Thủ tục chốt thuế tại Cơ quan thuế cũ

    a) Chuẩn bị hồ sơ để quyết toán thuế

    • Khi thay đổi trụ sở doanh nghiệp khác quận, cơ quan thuế sẽ tiến hành quyết toán thuế đối với công ty có phát sinh doanh thu và xuất hoá đơn.
    • Tuy nhiên, không phải tất cả doanh nghiệp nào cũng phải quyết toán, mà tuỳ theo trường hợp cơ quan thuế có thông báo yêu cầu thì mới phải quyết toán.
    • Lúc này doanh nghiệp cần chuẩn bị toàn bộ hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán tính từ thời điểm quyết toán cuối cùng đến hiện tại để cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra

    HOẶC, có thể tham khảo dịch vụ Quyết toán thuế của Linh San, chúng tôi sẽ thay doanh nghiệp thực hiện tất cả thủ tục quyết toán thuế và đại diện doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế.

    >>> XEM CHI TIẾT: Dịch vụ quyết toán thuế

    b) Chuẩn bị hồ sơ chốt thuế tại cơ quan thuế cũ
    Thủ tục chốt thuế:

    • Tiến hành nộp công văn huỷ chứng từ khấu trừ thuế TNCN tới cơ quan thuế (Với trường hơp doanh nghiệp đã mua và sử dụng quyển chứng từ khấu trừ thuế mà chưa sử dung hết)
    • Nộp đầy đủ, bổ sung, nộp lại tất cả tờ khai, báo cáo hoặc chỉnh sửa nếu có sai sót tính đến thời điểm chuyển quận
    • Hoàn tất nghĩa vụ thuế bao gồm các loại tiền thuế, chậm nộp, tiền phạt tính đến thời điểm chuyển quận (nếu có)

    Hồ sơ cụ thể như sau:

    • Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST 
    • Bản sao Giấy Đăng Ký Kinh Doanh sao y chứng thực 
    • Giấy uỷ quyền/giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải người đại diện pháp luật thực hiện  
    • Biên bản họp/quyết định về việc thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh
    • Bản sao CCCD của người đi nộp hồ sơ cho doanh nghiệp

    Thời gian: từ 10 – 15 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ lên Chi Cục Thuế;
    *Lưu ý: Có thể tuỳ theo từng Cơ Quan Thuế mà hồ sơ thủ tục và thời gian có thể khác nhau . Vì vậy, nên nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi Cục Thuế hơn là nộp online để tiện cho việc chuẩn bị và trao đổi quy trình tại Cơ Quan Thuế  

    3. Hồ sơ, thủ tục thay đổi địa chỉ doanh nghiệp khác quận nộp tại sở KH&ĐT

    Đầy đủ hồ sơ bao gồm:

    Thủ tục tại sở KH&ĐT:

    • Sau khi tiếp nhận hồ sơ Phòng Đăng Ký Kinh Doanh tiếp nhận và trả kết quả sau 3 ngày 
    • Với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng Ký Kinh Doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 3 ngày

    4. Hồ sơ thủ tục thông báo cho cơ quan thuế mới

    Hồ sơ bao gồm: 

    • Mẫu 09-MST thông báo người nộp thuế chuyển đến địa điểm
    • Bản sao giấy phép kinh doanh 

    *Lưu ý: Không phải Cơ quan thuế nào cũng yêu cầu nộp mẫu 09-MST. Nên doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với quản lý thuế trực tiếp tại khu vực đó để tìm hiểu thực hiện

    5. Cần làm gì sau khi thay đổi địa chỉ công ty

    a) Khắc lại con dấu pháp nhân

    Với các trường hợp con dấu có chứa quận của công ty thì doanh nghiệp phải khắc lại con dấu mới để sử dụng 
    Ngày nay, khi làm con dấu pháp nhân các doanh nghiệp thường không để quận mà chỉ có tên công ty và MST nên doanh nghiệp với trường hợp này không phải khắc lại con dấu

    b) Đặt bảng hiệu và treo biển hiệu tại trụ sở mới

    Ngay sau khi hoàn thành thủ tục tại sở KH&ĐT, doanh nghiệp cần đặt làm lại bảng hiệu công ty và treo tại trụ sở mới của công ty
    Tránh trường hợp thanh tra thuế kiểm qua, doanh nghiệp có thể bị khoá mã số thuế với lý do “NNT không hoạt động tại địa chỉ đăng ký’’ và có thể bị nộp phạt từ 30.000.000 – 50.000.000đ

    c) Cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng

    Đối với địa chỉ cũ của công ty khi mở tải khoản đã đăng ký địa chỉ trụ sở với ngân hàng. Vì vậy, cần liên hệ để hỗ trợ cập nhật thông tin tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp.

    d) Báo tăng/giảm người lao động

    Đối với đơn vị BHXH tại địa chỉ cũ cần báo giảm toàn bộ người lao động trước khi chuyển và hoàn thành các nghĩa vụ BHXH còn nợ (nếu có)
    Đối với đơn vị BHXH tại đại chỉ mới cần xin lại mã đơn vị và báo tăng toàn bộ người lao động của công ty.

    e) Thay đổi địa chỉ trụ sở mới trên hoá đơn/chữ ký số

    Khi thay đổi địa chỉ trụ sở doanh nghiệp cần cập nhật địa chỉ mới trên phần mềm hoá đơn điện tử và chữ ký số. Việc này có thể nhờ nhà cung cấp phần mềm hỗ trợ sau đó nộp tờ khai mẫu 01/ĐKTĐ – HĐĐT cho cơ quan thuế quản lý trụ sở mới 

    *Lưu ý: Sau khi nộp tờ khai 01/ĐKTĐ – HĐĐT, trong quá trình chờ cơ quan thuế chấp nhận thì doanh nghiệp phải tạm ngừng việc xuất hoá đơn (Thông thường cơ quan thuế chấp nhận chỉ trong 1 ngày )
     

    >>> THAM KHẢO THÊM: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh với chi phí chỉ từ 1.000.000đ