Vi phạm hoá đơn và mức xử phạt hành chính
Căn cứ quy định xử phạt hành chính về hoá đơn điện tử:
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 có hiệu lực từ ngày 05/12/2020
- Và nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực ngày ngày 16/11/2021 sử đổi các nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, hoá đơn, hải quan, KD bảo hiểm……..
Hành vi được cho là sử dụng hoá đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hoá đơn
Điều 4 nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:
1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp:
a) Hóa đơn, chứng từ giả;
b) Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
c) Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
d) Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
đ) Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
e) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp
hóa đơn, chứng từ:a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa,
sửa chữa không đúng quy định;
b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế
nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh
không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc
giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của
hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp
được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ
bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác
đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.
Nguyên tắc xử phạm hành chính về hoá đơn
Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này
Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hoá đơn thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần
- Trường hợp 2: Hành vi về sử dụng hoá đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hoá đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 nghị định 125/2020/NĐ-CP thì không bị xử phạt theo điều 28
Các mức xử phạt hành chính về hoá đơn
- Phạt cảnh cáo:
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Phạt tiền:
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn
Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn
Mức xử phạt như sau:
a, Phạt cảnh cáo với các trường hợp sau đây:
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm, nhưng không dẫn đến việc chậm thực hiện nghĩa vụ thuế của tổ chức, cá nhân và có tình tiết giảm nhẹ;
- Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng tới quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và khi phát hiện ra tổ chức, cá nhân đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
- Lập sai hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, người bán và người mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại hóa đơn theo đúng quy định trước khi cơ quan thuế có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế;
- Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn 1 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy hóa đơn, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ;
- Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 1 - 5 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ;
b, Phạt tiền với các trường hợp sau đây:
Hành vi vi phạm | Mức phạt tiền |
- Nộp thông báo hóa đơn điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn 10 - 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới; - Nộp bảng kê hóa đơn của tổ chức, cá nhân chưa sử dụng đến cơ quan thuế, nơi chuyển đến khi đã thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn 10 - 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân tại địa chỉ mới; - Sử dụng hóa đơn đã được thông báo phát hành với cơ quan thuế, nhưng chưa đến ngày thời hạn sử dụng; - Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật đối với hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; - Không lập hóa đơn đối với những hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, những hàng mẫu, hàng hóa dịch vụ được dùng để cho, biếu tặng, trao đổi, trả thay tiền lương cho người lao động, trừ những hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng cho nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất. |
500.000đ – 1.500.000đ |
- Nộp thông báo và báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 1 - 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định 125/2020/NĐ-CP; - Lập sai hóa đơn hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo và báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế. |
1.000.000đ – 3.000.000đ |
- Lập thông báo phát hành hóa đơn không đầy đủ nội dung theo quy định được cơ quan thuế phát hiện và có văn bản thông báo, biết để điều chỉnh nhưng chưa điều chỉnh mà đã lập hóa đơn và giao cho khách hàng; - Không được niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo quy định; - Nộp thông báo và điều chỉnh thông tin hóa đơn tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi thay đổi địa điểm kinh doanh và dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc khi thay đổi tên quá thời hạn 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn của địa chỉ mới hoặc bắt đầu sử dụng hóa đơn với tên mới; - Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế quản lý nơi chuyển đến và khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp quá thời hạn từ 21 ngày trở lên, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn GTGT tại địa chỉ mới; - Hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập và hóa đơn không còn giá trị sử dụng; - Không hủy hóa đơn GTGT đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng và không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng; - Hủy và tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 1 - 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy và tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. |
2.000.000đ – 4.000.000đ |
- Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 1 - 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn quy định. |
2.000.000đ - 5.000.000đ |
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và trừ trường hợp quy định tại mức phạt cảnh cáo (nêu trên); - Làm mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai thuế và nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng minh việc mua bán hàng hóa dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ. |
3.000.000 - 5.000.000đ |
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP); - Lập không theo số thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định (trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP); - Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của CQT; - Lập sai loại hóa đơn theo quy định, đã giao cho bên mua hoặc đã kê khai thuế (trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP); - Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của CQT hoặc trước ngày CQT chấp nhận được sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của CQT; - Lập hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ trong thời gian tạm ngưng HĐKD, trừ trường hợp lập hóa đơn phải giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh; - Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối và chuyển dữ liệu điện tử của cơ quan thuế; - Không khai báo mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn hoặc khai báo quá thời hạn từ 6 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định; - Làm mất hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập; - Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, bên bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ: - Trường hợp người mua làm mất hóa hóa đơn, cháy, hỏng hóa đơn đã kê khai với cơ quan thuế thì phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc; - Hủy và tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy và tiêu hủy hóa đơn theo quy định; - Không hủy và không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật; - Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót và quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai sót; - Không hủy hóa đơn đặt in khi chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định; - Hủy và tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật; - Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 21 ngày đến 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định - Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật |
4.000.000đ - 8.000.000đ |
- Khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế quá thời hạn từ 6 - 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định của pháp luật - Khi chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử nhưng không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ |
5.000.000đ - 8.000.000đ |
- Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi: làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập và đã kê khai nộp thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ. | 5.000.000đ - 10.000.000đ |
- Nộp thông báo và báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định; - Không nộp thông báo và báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định. |
5.000.000đ - 15.000.000đ |
- Tổ chức, cá nhân không lập thông báo phát hành hóa đơn GTGT trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã kê khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ khai và nộp thuế theo quy định sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP hoặc Điều 16, Điều 17 Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP. |
10.000.000đ - 20.000.000đ |
- Các hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp được quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 16 và Điểm d Khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. |
20.000.000đ - 50.000.000đ |
Xem thêm các bài viết liên quan: