Trợ cấp BHXH tăng theo lương cơ sở từ 1/7/2024.

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Trợ cấp BHXH tăng theo lương cơ sở từ 1/7/2024.

Ngày đăng: 25/06/2024 03:42 PM

    Từ ngày 1/7/2024, nếu mức lương cơ sở có sự điều chỉnh tăng, do đó nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) có công thức tính dựa trên lương cơ sở cũng tăng theo. Trong bài viết này, Linh San sẽ liệt kê và giải thích chi tiết 10 khoản trợ cấp BHXH tăng theo lương cơ sở từ 1/7/2024.

    Quy định tăng lương cơ sở từ 1/07/2024

    Chiều ngày 20-6, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Chính trị đã thống nhất từ ngày 1-7 sẽ tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (30%) cho tất cả cán bộ, công chức. Nhiều chế độ gắn với lương cơ sở dự kiến tăng theo.

    Theo Nghị quyết số 27, mức tăng tổng quỹ lương (không bao gồm tiền thưởng) của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang là 30%.

    Căn cứ cơ sở đó, Chính phủ đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%)

    Trợ cấp ốm đau

    Quy định tại Điều 29 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014:

    …..

    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

    b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

    c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

    3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Như vậy, mức trợ cấp ốm đau = 30% x mức lương cơ sở

    Mức cũ

    Mức mới

    30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày

    30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày

    >>> Tăng: 162.000 đồng/ngày

    Trợ cấp thai sản

    Quy định tại Điều 38 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 như sau:

    Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

    Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

    Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

    Như vậy, mức trợ cấp thai sản = 2 x mức lương cơ sở

    Mức cũ

    Mức mới

    2 x 1.800.000 = 3.600.000 đồng

    2 x 2.340.000 = 4.680.000 đồng

    >>> Tăng: 1.080.000 đồng

    Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

    Quy định tại Điều 41 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014:

    Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

    2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

    a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

    b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

    c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

    3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Như vậy, mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản = 30% x mức lương cơ sở

    Mức cũ

    Mức mới

    30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày

    30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày

    >>> Tăng: 162.000 đồng/ngày

    Trợ cấp 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Quy định tại Điều 46 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 như sau:

    Điều 46. Trợ cấp một lần

    1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

    2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

    a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

    Như vậy, nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:

    • Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở.
    • Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0.5 lần mức lương cơ sở.

    Mức cũ

    5 x 1.800.000 + (Tỉ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x 1.800.000

    Mức mới

    5 x 2.340.000 + (Tỉ lệ % suy giảm lao động - 5) x 0,5 x 2.340.000

    Trợ cấp hằng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Quy định tại Điều 47 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 như sau:

    1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

    2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

    a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

    Mức cũ

    Trợ cấp/tháng = 30% x 1.800.000 + (Tỉ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x 1.800.000

    Mức mới

    Trợ cấp/tháng = 30% x 2.340.000 + (Tỉ lệ % suy giảm lao động - 31) x 2% x 2.340.000

    Trợ cấp mai táng:

    Quy định tại Điều 66 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 như sau:

    Điều 66. Trợ cấp mai táng

    1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

    a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

    b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

    2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

    Như vậy, mức trợ cấp mai táng = 10 x mức lương cơ sở

    Mức cũ

    Mức mới

    10 x 1.800.000 = 18.000.000 đồng/ngày

    10 x 2.340.000 = 23.400.000 đồng/ngày

    >>> Tăng: 5.400.000 đồng

    Trợ cấp tuất hằng tháng

    Quy định tại Điều 68 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 như sau:

    Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

    1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

    ….

    Như vậy, mức trợ cấp tuất hằng tháng = 50% x mức lương cơ sở/tháng/thân nhân.

    Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng = 70% x mức lương cơ sở

    Trường hợp

    Mức cũ

    Mức mới

    Trường hợp còn lại

    50% x 1.800.000 = 900.000 đồng

    50% x 2.340.000 = 1.170.000 đồng

    Không có người trực tiếp nuôi dưỡng

    70% x 1.800.000 = 1.260.000 đồng

    70% x 2.340.000 = 1.368.000 đồng

    >>> Tăng: Đối với trường hợp còn lại: 270.000 đồng

    Trường hợp không có người nuôi dưỡng: 378.000 đồng

    Trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Quy định tại Điều 50 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 như sau:

    Điều 50. Trợ cấp phục vụ

    Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

    Như vậy, trợ cấp phục vụ = mức lương cơ sở

    Mức cũ

    Mức mới

    Trợ cấp phục vụ = 1.80.000 đồng/tháng

    Trợ cấp phục vụ = 2.340.000 đồng/tháng

    >>> Tăng, 540.000 đồng

    Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Quy định tại Điều 51 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 như sau:

    Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

    Như vậy, trợ cấp 1 lần khi chết do tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 36 x mức lương cơ sở

    Mức cũ

    Mức mới

    36 x 1.800.000 = 64.80.000 đồng

    36 x 2.340.000 = 84.240.000 đồng

    >>> Tăng, 19.440.000 đồng

    Trợ cấp dưỡng sức sau điều trị

    Theo quy định hiện hành, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau năm 2021 được quy định theo ngày. Mức hưởng mỗi ngày sẽ bằng 30% mức lượng cơ sở.

    Như vậy, Mức trợ cấp dưỡng sức sau điều trị = 30% x mức lương cơ sở

    Mức cũ

    Mức mới

    30% x 1.800.000 = 540.000 đồng/ngày

    30% x 2.340.000 = 702.000 đồng/ngày

    >>> Tăng, 162.000 đồng

    Dưới đây, là 10 khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2024 Theo Nghị quyết số 27

    >>> XEM THÊM: Quy Định Về Bảo Hiểm Xã Hội 1 Lần Từ 01/07/2025


    Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0943 313 344 hoặc đặt câu hỏi bên dưới để được hỗ trợ chi tiết.