Nghị định 30 năm 2016

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Nghị định 30 năm 2016

  • Nội dung

Tóm tắt nội dung

NGHỊ ĐỊNH 30/2016/NĐ-CP ĐẦU TƯ TỪ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẢO HIỂM Y TẾ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Số hiệu:

30/2016/NĐ-CP

 

Loại văn bản:

Nghị định

Nơi ban hành:

Chính phủ

 

Người ký:

Nguyễn Xuân Phúc

Ngày ban hành:

28/04/2016

 

Ngày hiệu lực:

16/06/2016

Ngày công báo:

10/05/2016

 

Số công báo:

Từ số 327 đến số 328

 

Tình trạng:

Còn hiệu lực

Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quy định về phương thức thực hiện đầu tư; sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm.

 

 

I. Quy định chung về hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm

Theo Nghị định số 30, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Mua trái phiếu Chính phủ;

- Cho NSNN vay;

- Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm;

- Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;

- Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng.

II. Phương thức thực hiện đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

- Theo quy định tại Nghị định 30/2016: Trái phiếu Chính phủ được mua bao gồm các loại tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc do Bộ Tài chính phát hành tại thị trường trong nước và theo các hình thức sau:

+ Mua trái phiếu từ Kho bạc Nhà nước theo pháp luật về phát hành trái phiếu tại thị trường trong nước;

+ Mua trái phiếu Chính phủ từ các tổ chức, cá nhân theo pháp luật về giao dịch trái phiếu Chính phủ.

- Mức lãi suất cho ngân sách nhà nước vay bằng mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời Điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay.

Nghị định số 30 năm 2016 còn quy định: Trường hợp trong vòng 03 tháng trước thời Điểm cho vay không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Tài chính thỏa thuận mức lãi suất cho vay trên cơ sở tham khảo mức lãi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn còn lại tương đương với kỳ hạn cho vay hoặc mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn gần với kỳ hạn cho vay tại thời Điểm gần nhất.

III. Sử dụng tiền sinh lời của hoạt động đầu tư, xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư

Toàn bộ số tiền sinh lời thu được hằng năm của hoạt động đầu tư tại Nghị định 30/2016/NĐ-CP và số tiền lãi phát sinh trên tài Khoản tiền gửi phản ánh các Khoản thu, chi BHXH, BHYT, BHTN theo pháp luật về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phần còn lại phân bổ vào các quỹ theo tỷ lệ số dư bình quân của từng quỹ trên tổng số dư bình quân của các quỹ trong năm, chi tiết xem tại Nghị định số 30/2016.

 

Nghị định 30 có hiệu lực từ ngày 16/06/2016.