Nghị định 115 năm 2015

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

Nghị định 115 năm 2015

  • Nội dung

Tóm tắt nội dung:

NGHỊ ĐỊNH 115/2015/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Số hiệu:

115/2015/NĐ-CP

 

Loại văn bản:

Nghị định

Nơi ban hành:

Chính phủ

 

Người ký:

Nguyễn Tấn Dũng

Ngày ban hành:

11/11/2015

 

Ngày hiệu lực:

01/01/2016

Ngày công báo:

29/11/2015

 

Số công báo:

Từ số 1155 đến số 1156

 

Tình trạng:

Còn hiệu lực

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc với các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai hộ, hưu trí, bảo hiểm xã hội một lần, tử tuất; Quỹ bảo hiểm xã hội;…được ban hành ngày 11/11/2015.

1. Một số chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc: chế độ thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất

- Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ

Theo Nghị định 115 chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

+ Lao động nữ mang thai hộ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa, có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

+ Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa từ 10 đến 50 ngày tùy thai từ 05 đến 25 tuần tuổi. Thời gian nghỉ việc này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

+ Nghị định số 115/2015 quy định mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ theo Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

- Mức lương hưu hằng tháng

Nghị định số 115 hướng dẫn mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật BHXH như sau:

+Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

+ Nghị định 115/CP quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01/01/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

2. Quỹ Bảo hiểm xã hội

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

- Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.

- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo pháp luật ghi trong hợp đồng lao động.

- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015 là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty TNHH1TV nhà nước.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành HTX có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 115/2015/NĐ là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

 

Nghị định 115 còn quy định chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ, thủ tục hưởng chế độ thai sản, BHXH một lần, chế độ tử tuất, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc,… Nghị định số 115/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.