GÓI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Phần Mềm Phân Tích Tài Chính

GÓI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Mua Gói

      Với 14 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ về thành lập công ty, tư vấn thành lập doanh nghiệp cho các đối tác trong nước và quốc tế. Linh San hiểu rằng Quý Doanh Nghiệp cần sự nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Với tiêu chí đó dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Linh San sẽ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về của một Doanh Nghiệp mới thành lập. 

      Chi phí dịch vụ thành lập doanh nghiệp trong nước.

      Nội dung và các gói dịch vụ Chi phí Thời gian
      Gói 1: Tư vấn và thực hiện giấy phép + mã số thuế
      - Soạn, nộp hồ sơ, lấy giấy phép + MST 800.000 3
      Gói 2: Tư vấn và thực hiện giấy phép + MST + Dấu tròn
      - Soạn, nộp hồ sơ, lấy giấy phép + MST 1.400.000 3
      - Đăng ký khắc dầu tròn (dấu cao su loại tốt) 2
      Gói 3: Tư vấn và thực hiện (GP + MST) + Dấu trong + Bố cáo + Khai thuế ban đầu + Chứng nhận vốn
      - Soạn hồ sơ, lấy GP + MST 3.000.000 3
      - Đăng ký khắc dấu tròn (dấu cao su loại tốt) 2
      - Lệ phí công chứng  
      - Đăng bố cáo thông tin (Mạng thông tin quốc gia)  
      - Thiết lập thuế ban đầu ( Giải trình cơ quan thuế, thủ tục phát hành hóa đơn) 15
      - Soạn chứng nhận góp vốn và sổ đăng ký cổ đông (Sổ đăng ký thành viên)  
      - Thông báo tài khoản ngân hàng tại sở KH&ĐT  
      Gói 4: Tư vấn và thực hiện (GP + MST) + Dấu tròn + Bố cáo + Khai thuế + Chứng nhận vốn + hóa đơn + chữ ký số
      - Soạn hồ sơ, lấy GP + MST

      5.286.000

      Giảm còn

      4.749.000

      3
      - Đăng ký khắc dấu tròn (dấu cao su loại tốt) 2
      - Lệ phí công chứng  
      - Đăng bố cáo thông tin (Mạng thông tin quốc gia)  
      - Thiết lập thuế ban đầu ( Giải trình cơ quan thuế, thủ tục phát hành hóa đơn) 15
      - Soạn chứng nhận góp vốn và sổ đăng ký cổ đông (Sổ đăng ký thành viên)  
      - Thông báo tài khoản ngân hàng tại sở KH&ĐT  
      - 300 số hóa đơn (Bao gồm VAT), giảm 10%  
      - Chữ ký số 1 năm (Bao gồm VAT), giảm 10%  
      Gói 5: Tư vấn và thực hiện (GP + MST) + Dấu tròn + Bố cáo + Khai thuế + Chứng nhận vốn + hóa đơn + chữ ký số
      - Soạn hồ sơ, lấy GP + MST

      7.059.000

      Giảm còn

      6.168.000

      3
      - Đăng ký khắc dấu tròn (dấu cao su loại tốt) 2
      - Lệ phí công chứng  
      - Đăng bố cáo thông tin (Mạng thông tin quốc gia)  
      - Thiết lập thuế ban đầu ( Giải trình cơ quan thuế, thủ tục phát hành hóa đơn) 15
      - Soạn chứng nhận góp vốn và sổ đăng ký cổ đông (Sổ đăng ký thành viên)  
      - Thông báo tài khoản ngân hàng tại sở KH&ĐT  
      - 1000 số hóa đơn (Bao gồm VAT), giảm 10%  
      - Chữ ký số 3 năm (Bao gồm VAT), giảm 10%  

       

      Thành lập chi nhánh - văn phòng đại diện - kho hàng

      Nội dung thành lập chi nhánh, VPĐD, kho hàng Thời gian Tổng cộng Ghi chú

      1. Thành lập chi nhánh, VPĐD, kho hàng, địa điểm kinh doanh tại TP.HCM

      - Đăng ký cấp giấy phép hoạt động chi nhánh (hoặc VPĐD, kho hàng)

      3 ngày 1.200.000đ Bao gồm phí, lệ phí

      2. Thành lập chi nhánh, VPĐD tại TP.HCM mà công ty chính đặt tại tỉnh/ thành khác

      - Đăng ký cấp giấy phép hoạt động chi nhánh (hoặc VPĐD, kho hàng)

      - Dấu tròn (dấu hộp vuông cáo su loại tốt nhất)

      4 ngày  1.700.000đ Bao gồm phí, lệ phí


      >>> XEM THÊM: dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Linh San

      Cần chuẩn bị gì khi đăng ký thành lập công ty?

      1. Cung cấp địa chỉ công ty: 

      - Linh San sẽ kiểm tra trước địa chỉ dự kiến có được cấp giấy phép hay không trước khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

      2. Chuẩn bị tên công ty:

      - Chuyên viên của Linh San sẽ kiểm tra trước tên có được cấp hay không, có bị trùng lặp hay không, và tư vấn cho doanh nghiệp về tên công ty phù hợp với ngành nghề, loại hình kinh doanh.

      3. Xác định các ngành nghề dự định kinh doanh

      - Linh San sẽ tư vấn ngành nghề dịch vụ bao gồm có điều kiện hay không có điều kiện. Từ đó Linh San có cơ sở để soạn và áp mã ngành chi tiết theo đúng quy định của luật doanh nghiệp hiện hành

      - Đồng thời tư vấn những ngành nghề nào nên đăng ký để tránh cac svaans đề liên quan đến thuế sau này.

      4. Xác định số vốn của doanh nghiệp

      Đây là vốn điều lệ làm cơ sở để doanh nghiệp hoạt động, nếu công ty có nhiều cổ đông thì cung cấp cho Linh San số vốn góp của từng cổ đông. Dụa trên quy mô của doanh nghiệp, Linh San sẽ tư vấn số vốn điều lệ bạn nên đăng ký để tránh các thủ tục pháp lý liên quan đến thuế sau này.

      5. Chuẩn bị CCCD/Hộ chiếu 

      - CCCC/Hộ chiếu không quá 3 tháng của tất cả cá nhân tham gia góp vốn (bản photo công chứng). 

      >>> XEM THÊM: Cập nhật đầy đủ hồ sơ thành lập doanh nghiệp

      Hướng dẫn cách chọn loại hình công ty phù hợp

      1. Doanh nghiệp tư nhân

      Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường do cá nhân muốn mở công ty và không muốn nhiều người cũng sở hữu công ty của mình

      2. Công ty hợp danh

      Là loại hình doanh nghiệp kết hợp giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh).

      Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Trong khi đó thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

      3. Công ty TNHH một thành viên (MTV)

      Loại hình doanh nghiệp này có một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Toàn bộ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ do chủ sở hữu chịu trách nhiệm.

      4. Công ty TNHH hai thành viên trở lên

      Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất từ 2 cá nhân hoặc 2 tổ chức trở lên làm chủ sở hữu những không được vượt quá 50 thành viên

      5. Công ty Cổ Phần

      Là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 3 thành viên trở lên và không hạn chế số lượng thành viên tối đa. Ccá thành viên góp vốn vào công ty cổ phần gọi là các cổ đông và vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần

      Những thắc mắc quan trọng trước khi thành lập công ty

      1. Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH?

      Trường hợp này chỉ áp dụng cho công ty có từ 3 thành viên trở lên (thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức), nếu chỉ có 1 hoặc 2 thành viên thì bắt buộc bạn phải thành lập công ty TNHH. Nếu bạn đủ 3 thành viên thì dựa theo nhu cầu của bạn để quyết định dựa theo các tiêu chí sau:
      Về mặt thuế: Công ty cổ phần và công ty TNHH điều có nghĩa vụ thuế như nhau. Chỉ khi nào cổ đông chuyển nhượng vốn (bán cổ phần) thì công ty TNHH KHÔNG phải đóng thuế thu nhập cá nhân còn công ty cổ phần PHẢI đóng thuế TNCN. Tuy nhiên mức thuế cũng không quá cao (0.1%). VD: chuyển nhượng 1 tỷ chỉ phải đóng thuế 1 triệu đồng.
      Về mặt pháp lý: Tất cả các quyền như huy động vốn, mua bán, chuyển nhựng cả 2 loại hình cơ bản giống nhau. Chỉ khác nhau về số lượng cổ đông khi công ty cổ phần không giới hạn số cổ đông, công ty TNHH thì không được quá 50 cổ đông.
      Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng khi BẤT KỲ thời điểm nào doanh nghiệp cũng được quyền chuyển đổi loại hình công ty

      2. Các loại thuế phải nộp sau khi thành lập công ty?

      Bạn phải đóng thuế môn bài từ 2.000.000đ – 3.000.000đ mỗi năm, hiện tại doanh nghiệp được miễn thuế môn bài cho năm đầu tiên, nghĩa là bạn thành lập doanh nghiệp trong bất kỳ ngày nào của năm 2024 thì sẽ được miễn thuế môn bài 2024 và chỉ phải đóng thuế môn bài bắt đầu từ 2025. Lưu ý: Kể cả bạn có xuất hóa đơn hay không vẫn phải đóng thuế này. 

      Thuế thu nhập doanh nghiệp - thường phải đóng 20% trên tổng lợi nhuận cuối năm;

      Thuế thu nhập cá nhân - doanh nghiệp đóng thay cho người lao động, thường từ 10% của phần thu nhập trên 11.000.000đ/tháng;

      Thuế tiêu thụ đặc biệt - thường áp dụng cho các ngành không được khuyến khích như rượu, bia, xe ô tô…;

      Thuế bảo vệ môi trường - áp dụng cho các ngành hạn chế sử dụng như xăng dầu, than, túi ni lông, thuốc diệt cỏ, diệt mối;

      Thuế nhập khẩu - nếu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.                    

      3. Thành lập công ty có cần nhiều vốn và phải chứng minh vốn điều lệ không?

      Tùy vào nhu cầu, quy mô kinh doanh doanh nghiệp tự đăng ký vốn điều lệ để hoạt động. Hiện tại, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không yêu cầu phải chứng minh có đủ vốn khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình hoạt động, bạn phải chịu trách nhiệm trên số vốn mình đã đăng ký.

      4. Thành lập công ty có cần bằng cấp không?

      KHÔNG – Đa số các ngành nghề không yêu cầu bằng cấp khi thành lập công ty, ngoại trừ các ngành như dịch vụ bảo vệ, đòi nợ, giáo dục, bảo hiểm…

      5. Tôi có được đặt tên công ty trùng với một công ty khác không?

      KHÔNG - Tên công ty được công nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam và là duy nhất. Vì vậy, để tránh nhầm lẫn, bạn không thể đặt tên công ty trùng với một công ty đã thành lập trước và vẫn đang hoạt động. Cụ thể tên công ty gồm 3 phần: Công ty + Loại hình (TNHH hoặc Cổ phần) + Tên riêng. Bạn không được trùng phần tên riêng này (kể các khác loại hình nhưng trùng tên riêng thì cũng không được.

      6. Địa chỉ nhà riêng có được dùng làm địa chỉ công ty không?

      Nhà riêng được, còn chung cư thì không. Với nhà riêng bạn lưu ý phải có số nhà rõ ràng. Với chung cư đa phần không được đăng ký, trừ trường hợp có quyết định của chủ đầu tư chứng minh địa chỉ muốn đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh thương mại hoặc làm văn phòng

      7. Cơ quan thuế có đến trụ sở để xác minh địa chỉ công ty không?

      Tùy vào chi cục thuế và địa chỉ công ty, chi cục thuế sẽ cử cán bộ xuống kiểm tra xác minh địa chỉ sau khi doanh nghiệp thành lập. Có thể kiểm tra ngay hoặc sau khi doanh nghiệp hoạt động 1 vài tháng. Nếu cơ quan thuế kiểm tra mà không thấy doanh nghiệp treo bảng hiệu ở đó sẽ tiến hành “khóa mã số thuế”

      8. Có thể đăng ký cùng lúc nhiều ngành nghề kinh doanh không?

      ĐƯỢC - Luật Doanh nghiệp số 68/2014 đã làm rõ và Luật doanh nghiệp 2020 nhấn mạnh hơn: “doanh nghiệp được phép kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện” vì vậy bạn hoàn toàn có thể đăng ký nhiều ngành nghề trong giấy phép kinh doanh của mình. 
      Đồng thời, tên doanh nghiệp cũng không quyết định ngành nghề bạn phải đăng ký. 

      >>> XEM THÊM: Cần làm gì sau khi thành lập công ty? 

    Bảng giá cùng loại

    GÓI KHÔI PHỤC MÃ SỐ THUẾ

    Chỉ từ 2.000.000 VND

    Mua


    Đại lý thuế Linh San - nơi gửi trọn niềm tin Kiểm tra nguyên nhân

    Đại lý thuế Linh San - nơi gửi trọn niềm tin Tư vấn, thực hiện thủ tục

    Đại lý thuế Linh San - nơi gửi trọn niềm tin  Làm việc với CQT

    Đại lý thuế Linh San - nơi gửi trọn niềm tin  Bàn giao kết quả

    GÓI THAY ĐỔI GPKD

    Chỉ từ 800.000đ

    Mua


     Đổi tên công ty

     Thay đổi vốn điều lệ

     Đổi địa chỉ công ty

     Chuyển đổi loại hình DN

    GÓI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

    Chỉ từ 3.000.000đ

    Mua


    Đại lý thuế Linh San - nơi gửi trọn niềm tin Chuyên nghiệp

    Đại lý thuế Linh San - nơi gửi trọn niềm tin Nhanh chóng

    Đại lý thuế Linh San - nơi gửi trọn niềm tin Hiệu quả